'Độc lạ' xóm nghèo ven kênh TP.HCM chống nắng: Nhờ cây dừa mọc... giữa nhà
Theo đánh giá của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản năm 2024 đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất với nhiều kết quả phục hồi tích cực và vẫn đang bám sát tiến trình phục hồi cùng nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai nhờ động lực từ các yếu tố hỗ trợ từ kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành và nhu cầu thị trường.Kết thúc quý 1/2024, thị trường đón nhận một lượng lớn các môi giới bất động sản, sàn giao dịch quay trở lại thị trường khi các chủ đầu tư bắt đầu kích hoạt triển khai hàng loạt dự án với quy mô ngày càng lớn. Một số dự án có tiến độ triển khai tốt đã chính thức mở bán trở lại. Các dự án mới mở bán, từ sản phẩm đất nền, nhà phố, biệt thự, căn hộ... đều ghi nhận mức độ quan tâm, giao dịch và giá bán tăng trưởng tốt trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.Bước sang quý 2/2024, đà phục hồi của thị trường tiếp tục được duy trì, nguồn cung và lượng giao dịch trong quý tăng trưởng mạnh, lần lượt gấp 3 và gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, thông tin các bộ luật liên quan đến thị trường bất động sản là luật Đất đai 2024, luật Nhà ở 2024, luật Kinh doanh bất động sản 2024 và luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực sớm càng tiếp thêm niềm tin cho các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực bất động sản sẵn sàng tái nhập cuộc.Đến quý 3/2024, các bộ luật trên có hiệu lực, thị trường đã bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu thể hiện sự "tăng nhiệt" với câu chuyện đấu giá đất tại các khu vực vùng ven Hà Nội "nóng" hơn bao giờ hết. Sức nóng của thị trường còn được dẫn dắt bởi phân khúc căn hộ, có mặt bằng giá liên tục tăng cao, thiết lập mặt bằng mới trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.Kết thúc quý 4/2024, trước sự ấm lên của thị trường, nhiều chủ đầu tư thay đổi kế hoạch đã "tung" hàng sớm hơn dự kiến, kèm nhiều chính sách ưu đãi, giúp nguồn cung nhà ở vượt dự báo. Riêng quý 4/2024, thị trường ghi nhận 28.000 sản phẩm chào bán mới, gấp 2 lần so với quý trước và gấp 4 lần cùng kỳ năm 2023. Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng gần 81.000 sản phẩm chào bán, tăng hơn 40% so với năm 2023. Trong đó, có 65.376 sản phẩm chào bán mới, gấp khoảng 3 lần so với năm 2023, nhưng mới chỉ bằng khoảng 7% so với năm 2018.Lượng giao dịch trong năm 2024 cũng tiếp tục tăng trưởng ổn định khi nguồn cung được cải thiện cả về lượng và chất. Nhu cầu mua bất động sản, bao gồm cả để ở và đầu tư rất cao và đang không ngừng tăng cùng tốc độ đô thị hóa và quá trình phát triển kinh tế, trên nền tảng hành lang pháp lý được hoàn thiện.Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công, tương đương với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%. Với hơn 50% lượng giao dịch sơ cấp được đóng góp bởi nhu cầu đầu tư. Trong đó, có một lượng đầu cơ nhất định.Trong năm 2024, căn hộ cao cấp là loại hình áp đảo thị phần, chiếm 75% lượng giao dịch. Các dự án mới có tỷ lệ hấp thụ rất tốt, đạt trên 70%. Đặc biệt, nhiều dự án ghi nhận tỷ lệ hấp thụ lên tới trên 90% ngày thời điểm chính thức mở bán. Thậm chí, nhiều sản phẩm căn hộ cao cấp được "sang tay" ngay cả khi chưa hoặc mới ký kết hợp đồng mua bán. Càng về cuối năm, số lượng chuyển nhượng theo hình thức này càng tăng lên do nguồn cung cải thiện.Nhà ở thấp tầng giao dịch cũng cải thiện mạnh trong bối cảnh thị trường phục hồi, tỷ lệ hấp thụ các dự án mở bán mới ở mức rất tốt, ước đạt gần 65%, tương đương với gần 9.000 giao dịch. Hơn 60% lượng giao dịch được đóng góp bởi 2 dự án đại đô thị của chủ đầu tư Vinhomes.Trên thị trường thứ cấp, thanh khoản tập trung chủ yếu ở các sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực và có thể ở ngay tại các dự án đại đô thị đã có dân cư ở với hạ tầng, tiện ích đồng bộ, hiện đại và các sản phẩm nhà ở riêng lẻ có pháp lý đảm bảo, giá dưới 4 tỉ đồng tại các thành phố lớn.Phân khúc đất nền, giao dịch chủ yếu phát sinh trên thị trường thứ cấp, khi hành lang pháp lý mới buộc các chủ đầu tư phải xây nhà để bán. Các mảnh đất đã tách thửa, pháp lý đảm bảo được các nhà đầu tư "săn lùng".Giá bán nhà ở phục hồi và tăng liên tục từ đầu năm do nguồn cung dù tăng trưởng mạnh theo năm nhưng vẫn thiếu và yếu so với cầu nhà ở thực tế của thị trường và do các chi phí đầu tư, nhất là các chi phí liên quan đến đất đai tăng cao, nhất là phân khúc chung cư cao cấp tại các thành phố lớn.Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nghiên cứu về chỉ số giá chung cư cao cấp phản ánh mức biến động giá bán bình quân của các dự án trong mẫu 150 dự án được chọn lọc và quan sát cũng cho thấy, tính đến thời điểm cuối năm 2024, giá bán trung bình ở TP.Hà Nội đã tăng 72,4% so với quý 2/2019. Theo sau là Đà Nẵng với mức tăng 49,9%. Trong khi TP.HCM chứng kiến mức tăng chậm hơn, khoảng 34,3%.Giá bán sơ cấp tăng cao và chưa có dấu hiệu dừng lại, tạo động lực dẫn dắt và duy trì mặt bằng giá thứ cấp của chung cư cao cấp "neo" cao, vượt xa giá trị thực. Tuy nhiên, thực tế nguồn cung và thanh khoản ở mức trung bình. Giao dịch chuyển nhượng căn hộ tập trung chủ yếu ở các dự án nằm trong đại đô thị, có hệ thống hạ tầng, tiện ích đồng bộ, hiện đại với mức giá tăng hợp lý.Nhu cầu đầu tư phục hồi, giá bán chung cư cao cấp tăng cao, giúp các dự án thấp tầng mở bán với giá bán ngày càng tăng cao vẫn được hấp thụ khá tốt. Giá các sản phẩm thấp tầng tại các đại đô thị đã hình thành và thu hút cư dân đến ở phục hồi so với "đỉnh". Trong khi giá chuyển nhượng tại một số dự án thấp tầng vẫn đi ngang vì bị bỏ hoang.Giá đất nền, đã tách thửa, pháp lý đầy đủ cũng phục hồi và tăng trưởng mạnh trong bối cảnh nguồn cung đất nền giảm do quy định "siết" phân lô bán nền. Đặc biệt, các lô đất giá trị thấp, khoảng dưới 30 triệu đồng/m2 tại các thành phố có hạ tầng đã phát triển hoặc đã có kế hoạch phát triển được săn đón, với mức giá tăng từ 15% so với cuối năm trước, do giá trị đầu tư không quá cao, còn nhiều dư địa tăng trưởng.Trong bối cảnh giá nhà đất thổ cư tại 2 đô thị đặc biệt cũng đã liên tục tăng và thiết lập mặt bằng mới ở mức cao, vượt quá khả năng tiếp cận của đa số khách hàng. Nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển nhu cầu săn lùng nhà đất thổ cư sang các tỉnh, thành vùng ven với mức giá "mềm" hơn và nhiều dư địa tăng trưởng nhờ hưởng lợi từ hệ thống hạ tầng, quy hoạch đô thị.Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản đã khép lại năm 2024 với các kết quả phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cùng sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Có thể khẳng định, năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.Tới thời điểm hiện tại, thị trường vẫn đang chuyển động tích cực, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam trong năm 2025.Tranh cãi việc xăm giấy chứng nhận kết hôn lên tay
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP chứng khoán Hải Phòng (mã chứng khoán HAC). Cụ thể, Công ty chứng khoán Hải Phòng bị phạt 187,5 triệu đồng do không thực hiện quản lý tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của công ty. Trong quá trình hoạt động, công ty thực hiện chuyển tiền từ tài khoản thanh toán khác của công ty sang tài khoản chuyên dụng và ngược lại với các bút toán cho vay, thu nợ ký quỹ, ứng trước, gửi tiết kiệm, thu phí.Đồng thời, HAC bị phạt 275 triệu đồng khi thực hiện cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán cho khách hàng dù chưa được Ủy ban Chứng khoán nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Bên cạnh đó, công ty này còn bị phạt 92,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về hạn mức cho vay giao dịch ký quỹ. Tại một số thời điểm trong năm 2022 và 2023, HAC thực hiện cho vay giao dịch ký quỹ đối với một số khách hàng vượt quá 3% vốn chủ sở hữu của công ty.Ngoài ra, Công ty chứng khoán Hải Phòng còn bị phạt 92,5 triệu đồng đối với hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định. Đó là công ty chưa thực hiện công bố thông tin trên trang thông tin điện tử (website) cùng hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với hai Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua giao dịch giữa công ty với ông Vũ Xuân Cường (người có liên quan của người nội bộ công ty) với giá trị từ 10% trở lên trên tổng tài sản của công ty.Tổng cộng, Công ty chứng khoán Hải Phòng bị xử phạt số tiền 647,5 triệu đồng đối với những hành vi vi phạm kể trên. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, công ty đạt lợi nhuận sau thuế gần 7 tỉ đồng, giảm 77% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá heo hơi hôm nay 16.4.2024: Ổn định mức cao
Ngày 9.3, Tổ Cảnh sát hình sự khu vực Q.12 thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an TP.HCM lập hồ sơ, xử lý nhóm người có hành vi chặn xe người đi đường kiểm tra giấy tờ.Trước đó, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nhóm thanh niên khoảng 10 người, chặn xe kiểm tra một người đi đường.Cụ thể, từ hình ảnh trong clip cho thấy, một nam thanh niên đang quỳ gối trên vỉa hè, cạnh đó có nhóm người vây xung quanh. Một số người rọi đèn pin kiểm tra, gặng hỏi lớn tiếng nam thanh niên đang quỳ gối. "Mày đi ra đường mà không mang giấy tờ theo mà mày còn đi chơi đêm nữa", giọng một người lên tiếng.Lúc này, một người đàn ông đi tới quay clip và chất vấn nhóm người đang kiểm tra nam thanh niên đang quỳ gối "mấy anh là ai, mấy anh là công an hay gì".Một người trong nhóm này nói "nó chạy đó". Người đàn ông hỏi lại "nó chạy là đánh nó hả. Mấy anh công an hay gì?".Người đàn ông cũng quay các xe máy do những nhóm người này điều khiển thì có một xe chưa gắn biển số. Qua xác minh, người quay clip trên là anh P.H.H. Clip được anh H. quay khoảng 2 giờ sáng 2.3 trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (thuộc địa phận Q.12, TP.HCM). Liên quan vụ việc này, nguồn tin Báo Thanh Niên xác nhận, vụ việc xảy ra khu vực ngã ba Đông Quang trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (Q.12). Nhóm người trên là dân thường. Công an cũng đã triệu tập nhóm người chặn xe trên lấy lời khai làm rõ, xử lý.
Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Rác vây kín chốt dân phòng tại cầu Tham Lương
Một ngày giữa tháng 2, chúng tôi có hẹn với người đàn ông Pháp Philippe Tougeron (61 tuổi) cùng con gái gốc Việt Oriane Mai Anh Tougeron (30 tuổi) trong một quán cà phê trên đường Trương Định (Q.1), cách khách sạn nơi hai cha con ở không xa.Cuộc hẹn diễn ra không lâu, sau chuyến bay hơn 10.000 km của cha con ông Philippe từ Pháp về TP.HCM mang theo một nỗi niềm "tìm mẹ cho con" đầy da diết. Đường phố TP.HCM bên ngoài náo nhiệt, bên trong quán cà phê ông Philippe trầm ngâm kể về câu chuyện của gia đình mình.Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1994, vợ chồng người đàn ông Pháp có chuyến về Việt Nam để nhận con nuôi, bởi ông và vợ không thể có con. Định mệnh như sắp đặt để cô bé Vũ Thị Mai Anh đến với cuộc đời của 2 vợ chồng Pháp nhân hậu.Theo những hồ sơ mà người cha còn gìn giữ, Mai Anh sinh ngày 30.12.1994 tại Nhà hộ sinh Tân Bình. Trong giấy chứng sanh, ghi rõ thông tin vô cùng quan trọng về mẹ ruột.Mẹ Mai Anh tên Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 làm nghề may. Người mẹ tạm trú ở số 72 Sao Mai, P.6 (Q.Tân Bình). Bà sinh Mai Anh lúc 15 giờ 35 phút, mới chào đời cô bé nặng 2,6 kg. Trong hồ sơ của Nhà nuôi trẻ Mầm Non 2 thời điểm đó có thuật lại về câu chuyện của Mai Anh chi tiết, như sau: Ngày 31.12.1994, có cô Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 đem đến cho nhà nuôi trẻ chúng tôi một bé gái mới sinh ngày 30.12.1994 (có kèm giấy chứng sinh).Vì hoàn cảnh gia đình cô không thể nuôi con được nên giao phó cho trường nuôi dưỡng và định đoạt cho cháu. Chúng tôi xin quý ban cho cháu được nhập trường Mầm Non 2 để cháu được hưởng mọi chế độ như các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi khác. Kèm theo hồ sơ nhận nuôi Mai Anh còn có tờ giấy cho con được lăn tay bởi bà Vũ Thị Hằng Nga ngày 30.12.1994, với những dòng chia sẻ xúc động của người mẹ: Tôi tên Vũ Thị Hằng Nga, 18 tuổi, có sanh một đứa bé gái ở bảo sanh Tân Bình ngày 30.12.1994. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và không thể nuôi đứa bé được. Vậy nay tôi bằng lòng cho trại Mầm Non 2 để nuôi dưỡng cháu bé. Tôi xin cam đoan không gây khó khăn cho trường...Sau đó không lâu, bé gái được bà Hằng Nga sinh ra đã được vợ chồng ông Philippe nhận nuôi và sống một cuộc đời mới tươi đẹp ở nước Pháp với cái tên Oriane Mai Anh Tougeron. Đứa trẻ đến với vợ chồng ông như một món quà đã khiến cho cuộc sống của ông và vợ hạnh phúc hơn, căn nhà rộn rã tiếng cười. Họ thực sự hạnh phúc khi trở thành cha mẹ và cũng nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc một đứa con.Không chỉ nhận nuôi Oriane, năm 1997, vợ chồng ông Philippe cũng nhận nuôi thêm một người con trai Việt Nam được sinh ra ở Vũng Tàu để "vui cửa vui nhà" và để cô con gái mình có thêm một người em. Đó là anh Maxime. Cả gia đình lớn lên đầy hạnh phúc và yêu thương nhau.Oriane nói rằng tuổi thơ của cô đầy tuyệt vời khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ nuôi người Pháp, được họ dành những điều tốt đẹp nhất. "Gia đình chúng tôi giữ liên lạc và nhiều lần về thăm gia đình Việt Nam của em trai tôi. Chính sự gắn kết giữa 2 bên gia đình cũng là điều thôi thúc tôi muốn tìm lại mẹ ruột, tìm lại gia đình Việt Nam của mình", Oriane bày tỏ.Dẫu rằng từ nhỏ, Oriane chưa từng có ý định tìm lại gia đình ruột thịt của mình. Tuy nhiên ở độ tuổi này, khi nhận được câu hỏi của cha, rằng: "Con có muốn tìm lại mẹ ruột của mình không? Nếu con đồng ý, cha sẵn lòng cùng con về Việt Nam tìm lại cội nguồn", cô gái Pháp gốc Việt đã suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng, cô gái thực sự đã quyết định tìm lại mẹ. Dù nhiều lần về lại Việt Nam, nhưng hành trình này của Oriane trở nên đặc biệt hơn khi lần đầu tiên cùng cha tìm lại mẹ ruột của mình. "Nếu có một điều muốn nói với mẹ ruột trong bài báo này, bạn sẽ nói gì?", nghe tôi hỏi, Oriane trở nên xúc động. Cô gái Pháp không nói giỏi tiếng Anh, cố gắng gõ vào điện thoại những dòng chữ trên ứng dụng phiên dịch, nhưng sự xúc động khiến tay cô cứng đờ. Thấy vậy, người cha Pháp vỗ về con gái an ủi, để con lấy lại bình tĩnh. "Con thực sự thấu hiểu được lý do vì sao mẹ bỏ rơi con và con sẽ không trách mẹ vì điều đó!", Oriane chia sẻ.Hành trình tìm mẹ của cô gái Pháp, bên cạnh sự giúp đỡ của cha nuôi còn có sự đồng hành của những người Việt Nam tốt bụng, là ông Huỳnh Tấn Sinh hiện sống ở Pháp và bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi), hiện làm việc ở TP.HCM.Dự theo địa chỉ của người mẹ, bà Hương tìm đến để dò hỏi thông tin. "Tuy nhiên qua thời gian, số nhà trong hồ sơ đã đổi thành số mới. Người ở nhà và cả những người xung quanh cho biết căn nhà đã qua nhiều đời chủ, trong đó có đời chủ đã sang nước ngoài định cư", chị Hương cho biết thêm.Ông Sinh và bà Hương hy vọng nếu bà Vũ Thị Hằng Nga hay người quen có đọc được những thông tin này, xin hãy liên lạc với cô gái Pháp để cô được đoàn tụ cùng gia đình ruột thịt.Ai có thông tin về bà Vũ Thị Hằng Nga xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0932.387.137 (gặp chị Hương). Gia đình cô gái Pháp vô cùng biết ơn!Ông Philippe tâm sự 2 người con nuôi gốc Việt chính là niềm tự hào lớn trong cuộc đời của ông. Nuôi nấng 2 con từ nhỏ, nay con lớn không, công việc ổn định cũng như hiếu thảo với cha mẹ nuôi khiến ông hạnh phúc."Con gái tôi hiện đang làm kế toán. Con bé là người tử tế, có phần nhạy cảm. Gia đình chúng tôi rất gắn kết, chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Tôi thực sự hy vọng sẽ tìm thấy mẹ ruột của con trên hành trình này", người cha xúc động, chia sẻ.